ÉP NHŨ LẠNH – PHẦN 3

Trong phần 1 và 2 chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và qui trình ép nhũ lạnh, trong phần 3 này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về ưu – nhược điểm của ép nhũ lạnh.

Ép nhũ lạnh có một số ưu điểm nổi bật:

  • Không đòi hỏi phải có một thiết bị riêng có thể sử dụng chính một đơn vị in của máy in để in keo UV.
  • Quá trình tạo bản (để in UV) dễ thực hiện và rẻ hơn việc làm bản klische ép nhũ nóng.
  • Định vị khi ép chính xác và dễ dàng hơn .
  • Có thể ép được trên các vật liệu mỏng, vật liệu không có khả năng chịu nhiệt (màng, decal nhựa….).
  • Một số nhũ lạnh có độ trong suốt tương đối nên có thể nhìn thấy một phần hình ảnh bên dưới lớp nhũ tạo ra hiệu ứng khác lạ.
  • Có thể ép nhũ có tram mịn hơn so với ép nóng.
  • Có thể ép được các mảng có diện tích lớn.
  • Tốc độ ép cao 60-120m/phút.

Nhược điểm:

Nhược điểm chính của ép nhũ lạnh là khả năng bị lem cao do tính dễ tách dính ra khỏi đế hơn so với nhũ nóng, hơn nữa ép nhũ lạnh chỉ phù hợp với các vật liệu có bề mặt bóng.

Ứng dụng:

Do các ưu nhược điểm trên nên ép nhũ lạnh được ứng dụng trong ép nhũ cho các vật liệu dạng màng, hay giấy có bề mặt bóng, trong sản xuất các dạng nhãn hàng và đặc biệt là dạng nhãn hàng tự dính trên máy in flexo, máy offset cuộn khổ nhỏ.

Cấu tạo bộ phận ép nhũ lạnh trên máy in flexo

Ép nhũ lạnh ra đời sau phương pháp ép nhũ nóng và vẫn còn mới mẻ đối với nhiều nhà in, đặc biệt là các nhà in chỉ chuyên về in Offset.

Tuy nhiên ép nhũ lạnh là phương pháp gia công không thể thay thế được đối với nhiều loại ấn phẩm. Với việc bao bì, tem nhãn chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong các sản phẩm in và sự xuất hiện của các máy in lai (sử dụng nhiều phương pháp in trên cùng một máy in)  ép nhũ lạnh sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *